Cảm biến đo nhiệt hồng ngoại, cảm biến đo nhiệt không tiếp xúc chuẩn công nghiệp. Với hai ngõ ra analog 4-20mA, 0-10VDC và ngõ ra 4-20mA, RS485.
Hiện nay, các dòng cảm biến đo nhiệt thường được sử dụng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhiệt cần đo như DS18B20, DHT11, LM35,… Bên cạnh đó còn có loại cảm biến đo nhiệt không tiếp xúc với độ chính xác và tính ổn định cao.
Tham khảo: Cảm biến đo nhiệt độ axit
1. Cảm biến đo nhiệt là gì?
Cảm biến đo nhiệt hồng ngoại hay cảm biến nhiệt độ không tiếp xúc là cảm biến đo nhiệt không tiếp xúc dựa trên nguyên lí phát ra và nhận về các chùm tia hồng ngoại của vật cần đo nhiệt độ.
Dòng cảm biến này đo được mọi vật có nhiệt độ trên -273 độ C (0 độ K) vì những vật này đều phát ra bức xạ. Cảm biến sẽ đo nhiệt độ của vật, từ đó tính toán ra nhiệt độ của vật cần đo một cách chính xác nhất.
2.Cấu tạo cảm biến đo nhiệt hồng ngoại.
Với kết cấu đơn giản bao gồm thấu kính để tập trung năng lượng và đầu đo. Thiết kế cơ bản và tối ưu nhất cho phép việc đo nhiệt độ từ xa mà không tiếp xúc với đối tượng cần đo. Cấu tạo nhỏ gọn giúp dễ dàng sử dụng, thuận tiện di chuyển.
3.Nguyên lý hoạt động.
Cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên lý phát ra và nhận về các chùm tia hồng ngoại vào vật cần đo nhiệt độ.
Bất kỳ vật thể nào cũng bức xạ năng lượng hồng ngoại ra bên ngoài. Và cường độ của bức xạ sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ không tiếp xúc sử dụng năng lượng bức xạ hồng ngoại có bước sóng trong khoảng 8μm-14μm. Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại là một cảm biến quang điện tử nhận bức xạ hồng ngoại. Và chuyển nó thành tín hiệu điện. Được khuếch đại, tuyến tính hóa và xử lý bởi các mạch điện tử để hiển thị hoặc xuất ra nhiệt độ.
Phương pháp lắp đặt:
Cảm biến đo nhiệt không tiếp xúc thường được sử dụng để lắp đặt trực tiếp hoặc sử dụng giá đỡ. Trong quá trình sử dụng có thể thay đổi vị trí giá đỡ một cách hợp lí để giúp cho việc đo đạc thuận tiện hơn. Khi điều chỉnh vật cần đo và đầu đo phải đảm bảo rằng đường đi của ánh sáng không bị cản trở.
Sơ đồ lắp đặt:
Sơ đồ lắp đặt cảm biến đo nhiệt dưới đây giúp người dùng dễ dàng sử dụng dòng cảm biến này:
4.Ưu điểm, ứng dụng cảm biến đo nhiệt hồng ngoại.
Ưu điểm:
- Đo nhiệt độ không tiếp xúc với độ chính xác cao.
- Kích thước cảm biến nhỏ gọn.
- Giá thành vừa phải.
- Có tích hợp chế độ giúp giảm tải tiêu thụ điện năng.
Ứng dụng:
- Phát hiện góc mù của ô tô.
- Kiểm soát nhiệt độ các thiết bị trong công nghiệp.
- Kiểm soát nhiệt độ trong laptop, máy in, máy photocopy,…
- Giám sát chăn nuôi.
- Làm nhiệt kế không tiếp xúc đo nhiệt độ con người.
5. Thông số kỹ thuật cảm biến đo nhiệt hồng ngoại.
Kích thước: 113mm × ф18mm.
Nguồn cấp: 10V-24V.
Ngõ ra: 4~20mA, 0-10VDC, RS485 (chỉ chọn 1).
Công suất tiêu thụ: 1.2W.
Thời gian đáp ứng: 150 ms (95%).
Phạm vi đo nhiệt: 0-100℃, 0-200℃, 0-500℃, 0-1200℃, -50-300℃, -50-600℃.
Phạm vi quang phổ: 8 ~ 14 μm.
Nhiệt độ hoạt động: 0 ~ 60°C.
Độ ẩm hoạt động: 10 – 95%.
Độ phân giải quang học: 20:1.
Cấp chính xác: (default) ±1% of the measured value or ±1.5 °C, taking a large value.
Mức độ sai sót: Được cố định tại 0.95.
Load capacity ≤600Ω.
Tham khảo:Cảm biến đo PH